Thứ Tư, 11 tháng 3, 2020

Thành công hay thất bại phụ thuộc vào con đường mà con người đi

Hầu hết mọi người tin vào Đức Chúa Trời là vì đích đến trong tương lai của họ, hoặc vì sự hưởng thụ tạm thời. Đối với những ai chưa trải qua bất kỳ sự xử lý nào, niềm tin vào Đức Chúa Trời là để bước vào thiên đàng, để được phần thưởng. Nó không phải để được làm cho hoàn thiện, hoặc để thực hiện bổn phận một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời. Điều đó có nghĩa là hầu hết mọi người tin vào Đức Chúa Trời không phải để hoàn thành trách nhiệm của họ, hoặc để hoàn tất bổn phận của họ. Hiếm khi người ta tin vào Đức Chúa Trời để sống cuộc đời có ý nghĩa, cũng không có ai tin rằng vì con người còn sống, họ nên yêu mến Đức Chúa Trời vì làm như vậy là luật pháp của Thiên đàng và nguyên tắc của trần gian, và là thiên hướng tự nhiên của con người. Theo cách này, mặc dù từng người khác nhau theo đuổi mục tiêu của riêng mình, nhưng mục đích theo đuổi của họ và động lực đằng sau nó đều giống nhau, và hơn nữa, đối với hầu hết bọn họ, các đối tượng thờ phượng của họ rất giống nhau. Trong vài nghìn năm qua, nhiều tín hữu đã chết, và nhiều người đã chết và được tái sinh. Không chỉ một hoặc hai người tìm kiếm Đức Chúa Trời, thậm chí không phải một hoặc hai nghìn người, mà việc theo đuổi của hầu hết những người này đều là vì tiền đồ của riêng họ hoặc những hy vọng vinh quang của họ cho tương lai. Những người tận hiến cho Đấng Christ là rất hiếm. Nhiều tín hữu sùng đạo đã vẫn bị bẫy chết trong lưới của chính mình, và hơn nữa, số người đã chiến thắng còn rất ít ỏi. Cho đến ngày nay, những lý do khiến mọi người thất bại, hoặc những bí mật cho thắng lợi của họ, vẫn chưa được họ biết đến. Những người bị ám ảnh với việc tìm kiếm Đấng Christ vẫn chưa có được khoảnh khắc sáng suốt thình lình, họ vẫn chưa đi đến tận cùng của những lẽ mầu nhiệm này, vì đơn giản là họ không biết. Mặc dù họ nỗ lực khó nhọc trong việc theo đuổi của mình, nhưng con đường họ đi là con đường của thất bại mà cha ông của họ đã từng đi, chứ không phải là một con đường của thành công. Theo cách này, bất kể họ tìm kiếm như thế nào, chẳng phải họ đi trên con đường dẫn đến sự tối tăm sao? Chẳng phải những gì họ đạt được là trái đắng sao? Thật đủ khó để dự đoán liệu những người tranh đua với những người đã thành công trong quá khứ cuối cùng sẽ gặp vận may hay tai họa. Vậy thì, tỷ lệ đối với những người tìm kiếm bằng cách đi theo vết chân của những người đã thất bại còn tệ hơn bao nhiêu nữa? Chẳng phải họ thậm chí còn có cơ hội thất bại lớn hơn sao? Con đường họ đi có giá trị gì? Chẳng phải họ đang lãng phí thời gian của mình sao? Bất kể mọi người thành công hay thất bại trong việc theo đuổi của mình, nói tóm lại, có một nguyên nhân khiến họ làm như vậy, và sự thành công hay thất bại của họ không phải được quyết định bằng việc tìm kiếm theo cách họ muốn.
Yêu cầu cơ bản nhất cho niềm tin của con người vào Đức Chúa Trời là họ phải có một tấm lòng chân thật, họ phải hoàn toàn tận hiến bản thân và thực sự vâng lời. Điều khó nhất đối với con người là cung ứng toàn bộ đời sống của mình để đổi lấy niềm tin thực sự, thông qua đó họ có thể đạt được toàn bộ lẽ thật và hoàn thành bổn phận của mình là một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời. Đây là điều không thể đạt được ở những kẻ thất bại, và thậm chí còn khó đạt được hơn ở những kẻ không thể tìm thấy Đấng Christ. Bởi vì con người không giỏi việc tận hiến hoàn toàn cho Đức Chúa Trời, bởi vì con người không sẵn sàng thực hiện bổn phận của mình đối với Đấng Tạo Hóa, bởi vì con người đã nhìn biết lẽ thật nhưng lại né tránh nó và đi con đường riêng của mình, bởi vì con người luôn tìm kiếm bằng cách đi theo con đường của những người đã thất bại, bởi vì con người luôn xem thường Thiên đàng, do đó, con người luôn thất bại, luôn bị cuốn theo mưu chước của Sa-tan và mắc vào lưới của chính mình. Bởi vì con người không biết Đấng Christ, bởi vì con người không thông thạo việc hiểu và trải nghiệm lẽ thật, bởi vì con người quá tôn sùng Phao-lô và quá thèm muốn thiên đàng, bởi vì con người luôn đòi hỏi Đấng Christ phải nghe lời họ và ra lệnh cho Đức Chúa Trời, nên những nhân vật vĩ đại và những người đã trải nghiệm những thăng trầm của thế gian vẫn là những phàm nhân, và vẫn chết giữa sự trừng phạt của Đức Chúa Trời. Tất cả những gì Ta có thể phán về những người như thế là họ chết một cái chết bi thảm, và hậu quả dành cho họ - cái chết của họ - không phải là không có lý do. Chẳng phải thất bại của họ thậm chí còn quá đáng hơn so với luật pháp của Thiên đàng sao? Lẽ thật đến từ thế giới của con người, nhưng lẽ thật giữa con người được truyền lại bởi Đấng Christ. Nó bắt nguồn từ Đấng Christ, nghĩa là từ chính Đức Chúa Trời, và đây không phải là điều con người có khả năng làm được. Tuy nhiên, Đấng Christ chỉ cung cấp lẽ thật; Ngài không đến để quyết định liệu con người có thành công trong việc theo đuổi lẽ thật của mình hay không. Do đó, theo sau sự thành công hay thất bại trong lẽ thật đó là do sự theo đuổi của con người. Thành công hay thất bại trong lẽ thật của con người chưa bao giờ liên quan đến Đấng Christ, mà thay vào đó được quyết định bởi sự theo đuổi của họ. Đích đến của con người và thành công hay thất bại của họ không thể được chất lên đầu Đức Chúa Trời, hầu cho chính Chúa bị buộc phải gánh lấy nó, bởi vì đây không phải là vấn đề của chính Đức Chúa Trời, mà liên quan trực tiếp đến bổn phận mà các loài thọ tạo của Chúa phải thực hiện. Hầu hết mọi người đều có một ít kiến thức về sự theo đuổi và đích đến của Phao-lô và Phi-e-rơ, nhưng mọi người không biết gì hơn ngoài kết quả của Phi-e-rơ và Phao-lô, và không biết gì về bí mật đằng sau thành công của Phi-e-rơ, hoặc những thiếu sót đã dẫn đến thất bại của Phao-lô. Và vì vậy, nếu các ngươi hoàn toàn không có khả năng nhìn thấu bản chất sự theo đuổi của họ, thì sự theo đuổi của hầu hết các ngươi sẽ vẫn thất bại, và ngay cả khi một số ít trong các ngươi thành công, họ vẫn sẽ không ngang bằng với Phi-e-rơ được. Nếu con đường ngươi theo đuổi là đúng đắn, thì ngươi có hy vọng thành công; nếu con đường ngươi đi trong việc theo đuổi lẽ thật là sai lầm, thì ngươi sẽ mãi mãi không có khả năng thành công, và sẽ gặp phải kết cục giống như Phao-lô.
Phi-e-rơ là một người đã được làm cho hoàn thiện. Chỉ sau khi trải nghiệm sự trừng phạt và phán xét, và qua đó đạt được một tình yêu thuần khiết dành cho Đức Chúa Trời, người mới hoàn toàn được trở nên hoàn thiện; con đường người đã đi là con đường để được trở nên hoàn hiện. Điều đó có nghĩa là, ngay từ đầu, con đường mà Phi-e-rơ đã đi là đúng đắn, và động lực của người cho việc tin vào Đức Chúa Trời là đúng đắn, và vì vậy người đã trở thành một người được làm cho hoàn thiện và người đã đi một con đường mới mà con người chưa từng đi trước đó. Tuy nhiên, con đường mà Phao-lô đã đi từ đầu là con đường chống lại Đấng Christ, và chỉ vì Đức Thánh Linh muốn sử dụng người, tận dụng những ân tứ của người và tất cả phẩm chất của người cho công tác của Ngài, nên người đã làm việc cho Đấng Christ trong nhiều thập niên. Phao-lô chỉ đơn thuần là một người được Đức Thánh Linh sử dụng, và người đã không được sử dụng vì Jêsus có thiện cảm với nhân tính của người, mà là vì những ân tứ của người. Người đã có thể làm việc cho Jêsus vì người đã bị hạ gục, không phải vì người vui sướng khi làm vậy. Người đã có thể làm công tác đó nhờ sự khai sáng và hướng dẫn của Đức Thánh Linh, và công tác người đã làm không hề đại diện cho sự theo đuổi của người, hoặc cho nhân tính của người. Công tác của Phao-lô đại diện cho công tác của một đầy tớ, nghĩa là người đã làm công tác của một sứ đồ. Tuy nhiên Phi-e-rơ thì khác: Người cũng đã làm một vài công tác; nó không vĩ đại như công tác của Phao-lô, nhưng người đã làm việc trong khi theo đuổi sự bước vào của riêng mình, và công tác của người khác với công tác của Phao-lô. Công tác của Phi-e-rơ là thực hiện bổn phận một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời. Người đã không làm việc trong vai trò của một sứ đồ, mà làm việc trong khi theo đuổi một tình yêu dành cho Đức Chúa Trời. Quá trình làm việc của Phao-lô còn bao gồm sự theo đuổi cá nhân của người: Sự theo đuổi của người không vì mục đích gì khác ngoài những hy vọng của người cho tương lai, và mong muốn của người về một đích đến tốt đẹp. Người đã không chấp nhận sự tinh luyện trong công tác của mình, người cũng đã không chấp nhận việc tỉa sửa và xử lý. Người đã tin rằng miễn là công tác người làm thỏa mãn được mong muốn của Đức Chúa Trời, và mọi điều người làm là đẹp lòng Chúa, thì phần thưởng cuối cùng sẽ chờ đợi người. Không có kinh nghiệm cá nhân nào trong công tác của người - tất cả chỉ vì lợi ích của riêng mình, và đã không được thực hiện giữa lúc theo đuổi sự thay đổi. Tất cả mọi thứ trong công tác của người là một sự giao dịch, nó không chứa bất kỳ bổn phận hay sự quy phục nào của một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời. Trong quá trình làm việc của Phao-lô, đã không xuất hiện sự thay đổi nào trong tâm tính cũ của người. Công tác của người chỉ đơn thuần là phục dịch người khác, và không có khả năng mang lại những thay đổi trong tâm tính của người. Phao-lô đã thực hiện công tác của mình một cách trực tiếp, không được làm cho hoàn thiện hoặc được xử lý, và người đã bị thúc đẩy bởi phần thưởng. Phi-e-rơ thì khác: Người đã trải qua việc tỉa sửa và xử lý, và đã trải qua sự tinh luyện. Mục đích và động lực làm việc của Phi-e-rơ khác biệt về cơ bản so với của Phao-lô. Mặc dù Phi-e-rơ không làm nhiều việc, nhưng tâm tính của người đã trải qua nhiều thay đổi, và điều người tìm kiếm là lẽ thật cùng sự thay đổi thực sự. Công tác của người đã không được thực hiện đơn giản chỉ vì lợi ích của chính công tác. Mặc dù Phao-lô làm nhiều việc, nhưng tất cả đều là công tác của Đức Thánh Linh, và mặc dù Phao-lô đã hợp tác trong công tác này, nhưng người không trải nghiệm nó. Việc Phi-e-rơ làm ít việc hơn chỉ là vì Đức Thánh Linh đã không làm nhiều việc thông qua người. Số lượng công tác của họ không quyết định liệu họ có trở nên hoàn thiện hay không; sự theo đuổi của người này là để nhận được phần thưởng, còn của người kia là để đạt được một tình yêu tột độ dành cho Đức Chúa Trời, và hoàn thành bổn phận của mình là loài thọ tạo của Chúa, đến mức người đã có thể sống bày tỏ ra một hình ảnh đáng mến để thỏa mãn mong muốn của Chúa. Bề ngoài họ khác nhau, và bản chất của họ cũng khác nhau. Ngươi không thể xác định ai trong số họ đã được làm cho hoàn thiện dựa trên số lượng công tác họ đã làm. Phi-e-rơ đã cố gắng sống bày tỏ ra hình ảnh của một người yêu mến Chúa, để trở thành một người vâng lời Chúa, để trở thành một người chấp nhận việc xử lý và tỉa sửa, và để trở thành một người hoàn thành bổn phận của mình như một loài thọ tạo của Chúa. Người đã có thể hiến thân cho Chúa, đặt toàn bộ bản thân mình trong tay Chúa, và vâng lời Ngài cho đến chết. Đó là những gì mà người đã quyết tâm làm, và hơn nữa, đó là những gì người đã đạt được. Đây là nguyên nhân cơ bản khiến cuối cùng kết cục của người khác với của Phao-lô. Công tác mà Đức Thánh Linh đã làm qua Phi-e-rơ là làm cho người hoàn thiện, và công tác mà Đức Thánh Linh đã làm qua Phao-lô là sử dụng người. Đó là bởi vì bản chất của họ và quan điểm của họ đối với việc theo đuổi không giống nhau. Cả hai đều đã có công tác của Đức Thánh Linh. Phi-e-rơ đã áp dụng công tác này cho chính mình, và cũng đã cung cấp nó cho những người khác; trong khi đó, Phao-lô đã chỉ cung cấp toàn bộ công tác của Đức Thánh Linh cho những người khác, mà bản thân đã không đạt được điều gì từ nó. Theo cách này, sau khi người đã trải nghiệm công tác của Đức Thánh Linh trong rất nhiều năm, những thay đổi ở Phao-lô gần như không tồn tại. Người gần như vẫn còn ở trong trạng thái tự nhiên của mình, và vẫn là Phao-lô của trước đó. Nó chỉ đơn thuần là sau khi chịu đựng khó khăn trong nhiều năm công tác, người đã học được cách làm việc, và học được sự chịu đựng, nhưng bản chất cũ của người - bản chất cạnh tranh và vụ lợi cao - vẫn còn. Sau khi làm việc trong rất nhiều năm, người đã không biết tâm tính bại hoại của mình, người cũng đã không giải thoát bản thân khỏi tâm tính cũ của mình, và điều đó vẫn còn rõ ràng trong công tác của người. Trong người chỉ đơn thuần là đã có nhiều kinh nghiệm làm việc hơn, nhưng chỉ một ít kinh nghiệm đó không có khả năng thay đổi người, và không thể thay đổi các quan điểm của người về sự tồn tại hoặc tầm quan trọng trong việc theo đuổi của người. Mặc dù người đã làm việc nhiều năm cho Đấng Christ, và không bao giờ bắt bớ Đức Chúa Jêsus nữa, nhưng trong lòng người đã không có sự thay đổi nào trong kiến thức của người về Đức Chúa Trời. Điều đó có nghĩa là người đã không làm việc để hiến mình cho Chúa, mà đúng hơn, đã bị buộc phải làm việc vì đích đến trong tương lai của mình. Vì ngay từ đầu, người đã bắt bớ Đấng Christ, và đã không quy phục Đấng Christ; người vốn dĩ là một kẻ phản nghịch cố tình chống lại Đấng Christ, và là một người không có kiến thức về công tác của Đức Thánh Linh. Khi công tác của mình gần như kết thúc, người vẫn không biết công tác của Đức Thánh Linh, và chỉ đơn thuần tự ý hành động theo tính cách của riêng mình, mà không chú ý gì đến ý muốn của Đức Thánh Linh. Và vì vậy bản chất của người là thù địch với Đấng Christ và đã không vâng theo lẽ thật. Một người như vậy, người đã bị bỏ rơi bởi công tác của Đức Thánh Linh, người đã không biết công tác của Đức Thánh Linh, và cũng là người đã chống đối Đấng Christ - làm sao một người như thế có thể được cứu rỗi? Việc con người có thể được cứu hay không không phụ thuộc vào bao nhiêu công tác mà họ đã làm, hoặc họ cống hiến bao nhiêu, mà thay vào đó được quyết định bằng việc liệu họ có biết công tác của Đức Thánh Linh hay không, liệu họ có thể đưa lẽ thật vào thực hành hay không, và liệu các quan điểm của họ đối với việc theo đuổi có phù hợp với lẽ thật hay không.
Mặc dù những sự mặc khải tự nhiên đã xuất hiện sau khi Phi-e-rơ bắt đầu đi theo Jêsus, nhưng về bản chất, ngay từ đầu, Phi-e-rơ đã là một người sẵn sàng quy phục Đức Thánh Linh và tìm kiếm Đấng Christ. Sự vâng lời của người đối với Đức Thánh Linh là rõ ràng: Người đã không tìm kiếm danh tiếng và của cải, mà thay vào đó đã được thúc đẩy bởi sự vâng theo lẽ thật. Mặc dù đã có ba lần Phi-e-rơ phủ nhận quen biết Đấng Christ, và mặc dù người đã cám dỗ Đức Chúa Jêsus, nhưng sự yếu đuối không đáng kể đó của con người không liên quan đến bản chất của người, không ảnh hưởng đến sự theo đuổi tương lai của người, và không thể đủ để chứng minh rằng sự cám dỗ của người là một hành động của kẻ địch lại Đấng Christ. Sự yếu đuối của con người bình thường là điều mà tất cả mọi người trên thế giới đều có - ngươi có mong đợi Phi-e-rơ khác biệt chút nào không? Chẳng phải mọi người đều giữ những quan điểm nhất định về Phi-e-rơ bởi vì người đã phạm phải một vài sai lầm dại dột sao? Và chẳng phải mọi người đều ngưỡng mộ Phao-lô vì mọi công tác người đã làm, và mọi thư tín mà người đã viết sao? Làm sao con người có thể có khả năng nhìn thấu được bản chất của con người? Chắc chắn những người thật sự có ý thức có thể nhìn thấy một điều gì đó vô nghĩa như thế chứ? Mặc dù nhiều năm trải nghiệm đau đớn của Phi-e-rơ không được ghi lại trong Kinh Thánh, nhưng điều này không chứng minh rằng Phi-e-rơ đã không có những trải nghiệm thực sự, hoặc Phi-e-rơ đã không được làm cho hoàn thiện. Làm sao công tác của Đức Chúa Trời có thể được con người dò thấu hoàn toàn? Những ghi chép trong Kinh Thánh đã không được đích thân Jêsus lựa chọn, mà đã được các thế hệ sau biên soạn. Theo cách này, chẳng phải mọi điều được ghi lại trong Kinh Thánh đều đã được lựa chọn theo ý tưởng của con người sao? Hơn nữa, kết cục của Phi-e-rơ và Phao-lô không được nêu rõ trong các thư tín, vì vậy con người đánh giá Phi-e-rơ và Phao-lô theo nhận thức riêng của mình, và theo sở thích riêng của mình. Và bởi vì Phao-lô đã làm rất nhiều việc, bởi vì “những đóng góp” của người rất vĩ đại, nên người đã giành được sự tin tưởng của quần chúng. Chẳng phải con người chỉ tập trung vào bề ngoài sao? Làm sao con người có thể có khả năng nhìn thấu được bản chất của con người? Chưa kể, biết rằng Phao-lô đã là một đối tượng được tôn thờ qua hàng nghìn năm, ai lại dám liều lĩnh phủ nhận công tác của người? Phi-e-rơ chỉ là một ngư phủ, vậy làm sao sự đóng góp của người có thể vĩ đại như của Phao-lô được? Dựa trên sự đóng góp, Phao-lô đáng lẽ phải là người được khen thưởng trước Phi-e-rơ, và Phao-lô đáng lẽ phải là người đủ tiêu chuẩn để có được sự chấp thuận của Đức Chúa Trời hơn. Ai có thể tưởng tượng được rằng, trong cách đối xử với Phao-lô, Đức Chúa Trời đã chỉ đơn thuần khiến người làm việc thông qua những ân tứ của người, trong khi Chúa đã làm cho Phi-e-rơ hoàn thiện. Hoàn toàn không phải là Đức Chúa Jêsus đã lập kế hoạch cho Phi-e-rơ và Phao-lô ngay từ đầu: Đúng hơn, họ đã được làm cho hoàn thiện hoặc được đưa vào làm việc theo bản chất vốn có của họ. Và vì vậy, những gì mọi người nhìn thấy chỉ đơn thuần là những đóng góp bên ngoài của con người, trong khi những gì Đức Chúa Trời nhìn thấy là bản chất con người, cũng như con đường mà con người theo đuổi ngay từ đầu, và động lực đằng sau sự theo đuổi của con người. Người ta đo lường một con người theo quan niệm của mình, và theo nhận thức của riêng mình, nhưng kết cục sau cùng của một con người không được quyết định dựa theo trạng thái bên ngoài của họ. Và vì vậy Ta phán rằng nếu con đường ngươi đi từ đầu là con đường của thành công, và quan điểm của ngươi về việc theo đuổi là đúng đắn ngay từ đầu, thì ngươi giống như Phi-e-rơ; nếu con đường ngươi đi là con đường của thất bại, thì bất kể cái giá mà ngươi phải trả là gì, kết cục của ngươi vẫn sẽ giống như của Phao-lô. Cho dù hoàn cảnh, đích đến của ngươi là gì, và cho dù ngươi thành công hay thất bại, cả hai đều được quyết định bằng việc liệu con đường ngươi tìm kiếm có đúng đắn hay không, thay vì sự tận tụy của ngươi, hoặc cái giá mà ngươi phải trả. Bản chất của Phi-e-rơ và Phao-lô và các mục tiêu mà họ theo đuổi là khác nhau; con người không có khả năng khám phá những điều này, và chỉ Đức Chúa Trời mới có thể biết chúng toàn vẹn. Vì những gì Đức Chúa Trời nhìn thấy là bản chất của con người, trong khi con người không biết gì về bản chất của riêng mình. Con người không có khả năng nhìn thấy bản chất bên trong con người hoặc vóc giạc thực tế của họ, và do đó không có khả năng nhận định những nguyên nhân cho sự thất bại và thành công của Phao-lô và Phi-e-rơ. Lý do khiến hầu hết mọi người tôn thờ Phao-lô chứ không phải Phi-e-rơ là vì Phao-lô đã được sử dụng cho công tác công khai, và con người có thể nhận thức được công tác này, và vì vậy mọi người thừa nhận “những thành tích” của Phao-lô. Trong khi đó, những kinh nghiệm của Phi-e-rơ lại vô hình đối với con người, và những gì người đã tìm kiếm thì con người không thể đạt được, và vì vậy con người không có hứng thú với Phi-e-rơ.
Phi-e-rơ đã được làm cho hoàn thiện thông qua việc trải nghiệm sự xử lý và tinh luyện. Người đã nói rằng: “Tôi phải thỏa mãn mong muốn của Đức Chúa Trời mọi lúc. Trong mọi điều tôi làm, tôi chỉ cố gắng thỏa mãn mong muốn của Đức Chúa Trời, và dù tôi bị trừng phạt, hay bị phán xét, tôi vẫn vui lòng làm như vậy.” Phi-e-rơ đã hiến dâng tất cả cho Đức Chúa Trời, và công tác, lời nói cùng toàn bộ đời sống của người hết thảy đều là vì yêu mến Chúa. Phi-e-rơ là một người tìm kiếm sự thánh khiết, và càng trải nghiệm, tình yêu của người dành cho Chúa sâu thẳm trong lòng càng lớn hơn. Trong khi đó, Phao-lô đã chỉ làm công tác bề ngoài, và mặc dù người cũng đã làm việc chăm chỉ, nhưng sự khó nhọc của người là để làm công tác của mình một cách đúng đắn và do đó đạt được phần thưởng. Nếu người biết rằng mình sẽ không nhận được phần thưởng thì người đã từ bỏ công tác của mình. Điều Phi-e-rơ quan tâm là tình yêu đích thực trong lòng mình, và đó là điều thiết thực và có thể đạt được. Người đã không quan tâm về việc liệu mình có nhận được phần thưởng hay không, nhưng quan tâm về việc liệu tâm tính của mình có thể được thay đổi hay không. Phao-lô đã quan tâm về việc làm việc chăm chỉ hơn bao giờ hết, người đã quan tâm về công tác bề ngoài và sự tận tụy, và những giáo lý mà người bình thường không trải nghiệm được. Người đã không quan tâm đến những thay đổi sâu thẳm bên trong, cũng như tình yêu đích thực dành cho Đức Chúa Trời. Những trải nghiệm của Phi-e-rơ là để đạt được một tình yêu đích thực và một kiến thức thực sự về Chúa. Những trải nghiệm của người là để đạt được một mối quan hệ gần gũi hơn với Chúa, và để có một cuộc sống bày tỏ ra một cách thực tế. Công tác của Phao-lô là do Jêsus đã giao phó cho người, và để có được những điều người mong đợi, nhưng những điều này không liên quan đến sự kiến thức của người về bản thân và Đức Chúa Trời. Công tác của người chỉ là để thoát khỏi sự trừng phạt và phán xét. Điều Phi-e-rơ tìm kiếm là tình yêu thuần khiết, và điều Phao-lô tìm kiếm là mão triều thiên của sự công bình. Phi-e-rơ đã trải nghiệm nhiều năm công tác của Đức Thánh Linh, và đã có kiến thức thực tế về Đấng Christ, cũng như kiến thức sâu sắc về bản thân. Và như vậy, tình yêu của người dành cho Đức Chúa Trời là thuần khiết. Nhiều năm tinh luyện đã nâng cao kiến thức của người về Jêsus và sự sống, và tình yêu của người là một tình yêu vô điều kiện, đó là một tình yêu tự phát, và người đã không đòi hỏi điều gì đáp trả, và người cũng không hy vọng về bất kỳ lợi ích nào. Phao-lô đã làm việc trong nhiều năm, nhưng người không sở hữu nhiều kiến thức về Đấng Christ, và kiến thức của người về bản thân cũng ít ỏi đến đáng thương. Người đơn giản là đã không có tình yêu dành cho Đấng Christ, và công tác của người và cuộc đua mà người chạy là để có được vòng nguyệt quế sau cùng. Điều mà người đã tìm kiếm là mão triều thiên đẹp nhất, chứ không phải là tình yêu thuần khiết nhất. Người đã không chủ động tìm kiếm, mà đã làm vậy một cách thụ động; người đã không phải đang thực hiện bổn phận của mình, mà là bị bắt buộc theo đuổi sau khi bị công tác của Đức Thánh Linh tóm lấy. Và vì vậy, sự theo đuổi của người không chứng minh rằng người là một loài thọ tạo đủ tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời; chính Phi-e-rơ là một loài thọ tạo đủ tiêu chuẩn của Chúa, người đã thực hiện bổn phận của mình. Con người nghĩ rằng tất cả những ai đóng góp cho Đức Chúa Trời đều phải nhận được phần thưởng, và rằng sự đóng góp càng lớn, chắc chắn họ càng nhận được ơn huệ của Chúa nhiều hơn. Bản chất quan điểm của con người là mang tính giao dịch, và họ không chủ động cố gắng thực hiện bổn phận của mình như một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời. Đối với Chúa, con người càng tìm kiếm một tình yêu đích thực dành cho Chúa và sự vâng lời Chúa hoàn toàn, điều đó cũng có nghĩa là tìm cách thực hiện bổn phận của mình như một loài thọ tạo của Chúa, họ càng có thể đạt được sự chấp thuận của Chúa. Quan điểm của Đức Chúa Trời là đòi hỏi con người khôi phục lại bổn phận và địa vị ban đầu của họ. Con người là một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời, và vì vậy con người không nên vượt quá giới hạn của bản thân bằng cách đưa ra bất kỳ đòi hỏi nào ở Chúa, và không nên làm điều gì khác hơn là thực hiện bổn phận của mình như một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời. Đích đến của Phao-lô và Phi-e-rơ đã được đo lường tùy theo việc liệu họ có thể thực hiện bổn phận của mình với tư cách là loài thọ tạo của Đức Chúa Trời hay không, chứ không phải theo quy mô đóng góp của họ; đích đến của họ đã được xác định dựa theo những gì họ đã tìm kiếm ngay từ đầu, chứ không phải theo số lượng công tác họ đã làm, hoặc sự ước lượng của những người khác về họ. Và vì vậy, việc cố gắng tích cực thực hiện bổn phận của mình như một loài thọ tạo của Chúa là con đường dẫn đến thành công; việc tìm kiếm con đường của tình yêu đích thực dành cho Chúa là con đường đúng đắn nhất; việc tìm kiếm những thay đổi trong tâm tính cũ của mình, và việc tìm kiếm tình yêu thuần khiết dành cho Chúa, là con đường dẫn đến thành công. Một con đường dẫn đến thành công như thế là con đường của sự khôi phục lại bổn phận ban đầu cũng như sự xuất hiện ban đầu của một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời. Đó là con đường của sự khôi phục, và cũng là mục tiêu của mọi công tác của Chúa từ đầu đến cuối. Nếu việc theo đuổi của con người bị vấy bẩn bởi những đòi hỏi ngông cuồng cá nhân và những thèm muốn phi lý, thì hiệu quả đạt được sẽ không phải là những thay đổi trong tâm tính của con người. Điều này mâu thuẫn với công tác khôi phục. Đó chắc chắn không phải là công tác được thực hiện bởi Đức Thánh Linh, và vì vậy chứng tỏ rằng loại theo đuổi này không được Đức Chúa Trời chấp thuận. Việc theo đuổi điều không được Đức Chúa Trời chấp thuận có ý nghĩa gì?
Công tác do Phao-lô thực hiện đã được phô bày ra trước con người, nhưng tình yêu của người dành cho Chúa thuần khiết ra sao, tình yêu của người dành cho Chúa sâu sắc đến mức nào trong lòng người - con người không thể nhìn thấy được những điều này. Con người chỉ có thể nhìn thấy công tác mà người đã làm, từ đó con người biết rằng người chắc chắn đã được Đức Thánh Linh sử dụng, và vì thế con người nghĩ rằng Phao-lô tốt hơn Phi-e-rơ, rằng công tác của người vĩ đại hơn, vì người đã có thể chu cấp cho các hội thánh. Phi-e-rơ đã chỉ quan tâm đến những kinh nghiệm cá nhân của mình, và chỉ thu phục được một vài người trong thời gian làm việc không thường xuyên của mình. Người chỉ có một vài thư tín ít được biết đến, nhưng ai biết được tình yêu của người dành cho Chúa sâu trong lòng to lớn ra sao? Hết ngày này qua ngày khác, Phao-lô đã làm việc cho Đức Chúa Trời: Miễn là có việc để làm thì người đều làm. Người đã cảm thấy rằng bằng cách này người sẽ có thể đạt được mão triều thiên, và có thể làm hài lòng Đức Chúa Trời, nhưng người đã không tìm cách thay đổi bản thân thông qua công tác của mình. Bất cứ điều gì trong cuộc đời của Phi-e-rơ không thỏa mãn mong muốn của Chúa đều khiến người cảm thấy bứt rứt. Nếu nó không thỏa mãn mong muốn của Chúa, thì người sẽ cảm thấy hối hận, và sẽ tìm kiếm một cách phù hợp để người có thể phấn đấu để làm hài lòng Chúa. Ngay cả trong những khía cạnh nhỏ nhất và tầm thường nhất trong cuộc sống của mình, người vẫn đòi hỏi bản thân phải thỏa mãn mong muốn của Chúa. Người cũng đã đòi hỏi cao không kém đối với tâm tính cũ của mình, luôn khắt khe trong những yêu cầu của bản thân để tiến sâu hơn vào lẽ thật. Phao-lô đã chỉ tìm kiếm danh tiếng và địa vị bề ngoài. Người đã cố gắng thể hiện bản thân trước con người, và đã không tìm cách tiến sâu hơn vào lối vào sự sống. Điều người quan tâm là giáo lý, chứ không phải là thực tế. Một số người nói rằng: “Phao-lô đã làm rất nhiều việc cho Đức Chúa Trời, tại sao người không được Chúa nhớ đến? Phi-e-rơ đã chỉ thực hiện một ít việc cho Chúa, và đã không có đóng góp to lớn cho các hội thánh, vậy tại sao người lại được làm cho hoàn thiện?” Phi-e-rơ đã yêu mến Chúa đến một mức độ nhất định mà Chúa yêu cầu; chỉ những người như vậy mới có chứng ngôn. Còn Phao-lô thi sao? Phao-lô đã yêu Chúa đến mức độ nào, ngươi có biết không? Công tác của Phao-lô là vì điều gì? Công tác của Phi-e-rơ là vì điều gì? Phi-e-rơ đã không làm nhiều việc, nhưng ngươi có biết những điều sâu thẳm trong lòng của người không? Công tác của Phao-lô liên quan đến việc chu cấp cho các hội thánh và hỗ trợ cho các hội thánh. Những gì Phi-e-rơ trải nghiệm là những thay đổi trong tâm tính sống của mình; người đã trải nghiệm một tình yêu dành cho Đức Chúa Trời. Giờ thì ngươi đã biết những khác biệt trong bản chất của họ, ngươi có thể thấy, cuối cùng, ai thực sự tin vào Đức Chúa Trời, và ai không thực sự tin vào Chúa. Một trong hai đã thực sự yêu mến Chúa, còn người kia thì không thực sự yêu mến Chúa; một người đã trải qua những thay đổi trong tâm tính của mình, còn người kia thì không; một người đã hầu việc một cách khiêm nhường, và không dễ dàng được mọi người chú ý, còn người kia đã được mọi người tôn thờ, và đã có hình ảnh tuyệt vời; một người tìm kiếm sự thánh khiết, còn người kia thì không, và mặc dù vậy người vẫn không thanh sạch, người không sở hữu một tình yêu thuần khiết; một người sở hữu nhân tính thật, còn người kia thì không; một người sở hữu ý thức của một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời, còn người kia thì không. Đó là những khác biệt trong bản chất của Phao-lô và Phi-e-rơ. Con đường mà Phi-e-rơ đã đi là con đường của thành công, cũng là con đường để đạt được sự khôi phục nhân tính và bổn phận bình thường của một loài thọ tạo của Chúa. Phi-e-rơ đại diện cho tất cả những người thành công. Con đường mà Phao-lô đã đi là con đường của thất bại, và người đại diện cho tất cả những ai chỉ quy phục và hiến thân bề ngoài chứ không thực sự yêu mến Đức Chúa Trời. Phao-lô đại diện cho tất cả những ai không sở hữu lẽ thật. Trong niềm tin vào Đức Chúa Trời, Phi-e-rơ đã cố gắng làm hài lòng Chúa trong mọi việc, và tìm cách vâng theo mọi điều đến từ Đức Chúa Trời. Không một chút than phiền, người đã có thể chấp nhận sự trừng phạt và phán xét, cũng như sự tinh luyện, hoạn nạn và thiếu thốn trong đời sống của mình, không điều nào trong số này có thể thay đổi tình yêu của người dành cho Chúa. Chẳng phải đây là tình yêu tột độ dành cho Đức Chúa Trời sao? Chẳng phải đây là sự hoàn thành bổn phận của một loài thọ tạo của Chúa sao? Cho dù chịu sự trừng phạt, phán xét hoặc hoạn nạn, ngươi vẫn luôn có khả năng đạt được sự vâng phục cho đến chết, và đây là điều cần phải đạt được bởi một loài thọ tạo của Chúa, đây là sự thuần khiết của tình yêu dành cho Chúa. Nếu con người có thể đạt được nhiều đến mức này, thì họ là một loài thọ tạo đủ tiêu chuẩn của Chúa, và không có điều gì thỏa mãn mong muốn của Đấng Tạo Hóa tốt hơn thế. Hãy tưởng tượng rằng ngươi có thể làm việc cho Đức Chúa Trời, nhưng ngươi không vâng lời Chúa, và không có khả năng thực sự yêu mến Chúa. Theo cách này, không những ngươi sẽ không hoàn thành bổn phận của một loài thọ tạo của Chúa, mà còn bị Chúa lên án, vì ngươi là người không sở hữu lẽ thật, không có khả năng vâng lời Chúa, và là kẻ bất tuân với Chúa. Ngươi chỉ quan tâm về việc làm công tác cho Chúa, mà không quan tâm về việc đưa lẽ thật vào thực hành, hoặc hiểu biết về bản thân. Ngươi không hiểu hoặc không biết Đấng Tạo Hóa, và không vâng lời hoặc yêu mến Đấng Tạo Hóa. Ngươi là một kẻ bẩm sinh đã bất tuân với Chúa, và vì vậy những người như thế không được Đấng Tạo Hóa yêu mến.
Một số người nói rằng: “Phao-lô đã làm rất nhiều việc, người đã gánh những gánh nặng to lớn cho các hội thánh và đã đóng góp rất nhiều cho họ. Mười ba thư tín của Phao-lô đã duy trì 2.000 năm của Thời đại Ân điển, và chỉ đứng sau Bốn Sách Phúc Âm. Ai có thể so sánh với người? Không ai có thể giải mã Khải huyền của Giăng, trong khi các thư tín của Phao-lô cung cấp sự sống, và công tác mà người đã làm là ích lợi cho các hội thánh. Ai khác đã có thể đạt được những điều như vậy? Còn Phi-e-rơ đã làm công tác gì?” Khi con người đo lường người khác, đó là theo sự đóng góp của họ. Khi Đức Chúa Trời đo lường con người, đó là theo bản chất của họ. Trong số những người tìm kiếm sự sống, Phao-lô là một người đã không biết bản chất của chính mình. Người đã không hề khiêm nhường hay vâng lời, người cũng đã không biết bản chất của mình, là điều đối lập với Đức Chúa Trời. Và vì vậy, Phao-lô là người chưa từng trải qua những trải nghiệm chi tiết, và là người không đưa lẽ thật vào thực hành. Phi-e-rơ thì khác. Người biết sự không hoàn thiện của mình, sự yếu đuối và tâm tính bại hoại của mình là một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời, và vì vậy người đã có một con đường thực hành mà qua đó thay đổi tâm tính mình; người không phải là một trong những người chỉ có giáo lý mà không sở hữu thực tế. Những ai thay đổi là những người mới đã được cứu, họ là những người có đủ tư cách để theo đuổi lẽ thật. Những ai không thay đổi thuộc về những người tự nhiên lỗi thời; họ là những người chưa được cứu, nghĩa là những người đã bị Đức Chúa Trời gớm ghét và từ chối. Họ sẽ không được Chúa nhớ đến cho dù công tác của họ có vĩ đại ra sao. Khi ngươi so sánh điều này với sự theo đuổi của chính mình, cuối cùng ngươi có phải là cùng một loại người như Phi-e-rơ hay Phao-lô hay không phải được rõ ràng. Nếu vẫn không có lẽ thật trong những gì ngươi tìm kiếm, và thậm chí ngày nay ngươi vẫn kiêu ngạo và xấc xược như Phao-lô, vẫn liến thoắng và khoe khoang như người, thì ngươi chắc chắn là một kẻ suy đồi, thất bại. Nếu ngươi tìm kiếm giống như Phi-e-rơ, nếu ngươi tìm kiếm những thực hành và những thay đổi thực sự, và không kiêu ngạo hoặc ngoan cố, nhưng cố gắng thực hiện bổn phận của mình, thì ngươi sẽ là một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời, Đấng có thể giành chiến thắng. Phao-lô đã không biết bản chất hoặc sự bại hoại của mình, người lại càng không biết đến sự bất tuân của chính mình. Người đã không bao giờ đề cập đến sự thách thức đáng ghét của mình đối với Đấng Christ, người cũng đã không quá hối hận. Người đã chỉ đưa ra một lời giải thích ngắn gọn, và sâu thẳm trong lòng mình, đã không hoàn toàn quy phục Đức Chúa Trời. Mặc dù người đã ngã trên đường đến Đa-mách, nhưng người không xem xét sâu vào bản thân mình. Người đã chỉ đơn thuần là thỏa lòng để tiếp tục làm việc, và đã không xem việc biết bản thân và thay đổi tâm tính cũ của mình là những vấn đề quan trọng nhất. Người đã hài lòng với việc chỉ đơn thuần là nói lẽ thật, với việc chu cấp cho người khác như một sự xoa dịu cho lương tâm của chính mình, và với việc không còn bắt bớ các môn đồ của Jêsus để an ủi bản thân và tha thứ cho những tội lỗi trong quá khứ của mình. Mục tiêu mà người đã theo đuổi không là gì khác hơn ngoài một mão triều thiên trong tương lai và công tác nhất thời, mục tiêu người theo đuổi là ân điển dồi dào. Người đã không tìm kiếm lẽ thật đầy đủ, người cũng đã không cố gắng tiến sâu hơn vào lẽ thật mà trước đây người không hiểu. Và vì vậy kiến thức của người về bản thân có thể nói là sai lầm, và người đã không chấp nhận sự trừng phạt hoặc phán xét. Người có thể làm việc không có nghĩa là người đã sở hữu một kiến thức về bản chất hoặc thực chất của riêng mình; trọng tâm của người chỉ tập trung vào những thực hành bên ngoài. Hơn nữa, điều mà người phấn đấu không phải là sự thay đổi, mà là kiến thức. Công tác của người hoàn toàn là kết quả của sự xuất hiện của Jêsus trên đường đến Đa-mách. Đó không phải là điều mà người đã quyết tâm thực hiện lúc ban đầu, đó cũng không phải là công tác xảy ra sau khi người đã chấp nhận việc tỉa sửa tâm tính cũ của mình. Cho dù người đã làm việc ra sao, tâm tính cũ của người vẫn không thay đổi, và vì vậy công tác của người đã không chuộc lại những tội lỗi trong quá khứ của người mà chỉ đơn thuần đóng một vai trò nhất định giữa các hội thánh thời đó. Đối với một người như thế, là người có tâm tính cũ không thay đổi - điều đó có nghĩa là, người đã không nhận được sự cứu rỗi, và thậm chí còn không có lẽ thật - người hoàn toàn không có khả năng trở thành một trong những người được Đức Chúa Jêsus chấp nhận. Phao-lô không phải là người đầy tình yêu thương và sự tôn kính dành cho Chúa Jêsus Christ, cũng không phải là người thông thạo việc tìm kiếm lẽ thật, càng không phải là người tìm kiếm lẽ mầu nhiệm của sự nhập thể. Phao-lô đã chỉ đơn thuần là một người có tài ngụy biện, và là người không chịu khuất phục trước bất kỳ ai cao hơn mình hoặc người nào sở hữu lẽ thật. Phao-lô đố kỵ với những người hoặc những lẽ thật trái ngược với mình hoặc thù địch với mình, thích những người có ân tứ, là những người thể hiện một hình ảnh tuyệt vời và sở hữu kiến thức uyên thâm. Người không thích tương tác với người nghèo, là những người tìm kiếm con đường thật và không quan tâm đến điều gì ngoài lẽ thật, và thay vào đó người lại quan tâm đến những nhân vật cao cấp từ các tổ chức tôn giáo, là những người chỉ nói về giáo lý và sở hữu kiến thức phong phú. Người đã không có tình yêu đối với công tác mới của Đức Thánh Linh, và đã không quan tâm đến hoạt động của công tác mới của Đức Thánh Linh. Thay vào đó, người đã ủng hộ những quy định và giáo lý cao hơn những lẽ thật phổ biến. Theo bản chất bẩm sinh của người và toàn bộ những gì người tìm kiếm, người không xứng đáng được gọi là một Cơ Đốc nhân theo đuổi lẽ thật, càng không phải là một đầy tớ trung thành trong nhà của Đức Chúa Trời, vì sự giả hình của người quá nhiều, và sự bất tuân của người quá lớn. Mặc dù người được biết đến như một đầy tớ của Đức Chúa Jêsus, nhưng người đã không hề xứng đáng được bước vào cổng thiên quốc, vì những hành động của người từ đầu đến cuối không thể được gọi là công chính. Người chỉ có thể đơn thuần được xem là một kẻ giả hình, và đã làm điều bất chính, nhưng cũng là người đã làm việc cho Đấng Christ. Mặc dù người không thể bị gọi là xấu xa, nhưng người có thể thích hợp được gọi là một người làm điều bất chính. Người đã làm rất nhiều việc, nhưng không được đánh giá người dựa trên số lượng công tác mà người đã làm, mà chỉ dựa trên chất lượng và bản chất của nó. Chỉ bằng cách này mới có thể đi đến tận cùng của vấn đề này. Người đã luôn tin rằng: “Ta có khả năng làm việc, ta giỏi hơn hầu hết mọi người; ta quan tâm đến gánh nặng của Chúa hơn ai hết, và không ai ăn năn sâu sắc như ta, vì sự sáng lớn đã chiếu trên ta, và ta đã nhìn thấy sự sáng lớn, và vì vậy sự ăn năn của ta sâu sắc hơn bất kỳ ai khác.” Vào lúc đó, đây là những gì người đã nghĩ trong lòng. Khi kết thúc công tác của mình, Phao-lô đã nói: “Ta đã đánh trận, ta đã xong sự chạy, và mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta.” Trận chiến, công tác và sự chạy của người hoàn toàn là vì mão triều thiên của sự công bình, và người đã không chủ động tiến lên; mặc dù người đã không làm chiếu lệ trong công tác của mình, có thể nói rằng công tác của người chỉ đơn thuần là để bù đắp cho những lỗi lầm của người, để bù đắp cho những lời buộc tội về lương tâm của người. Người đã chỉ hy vọng hoàn tất công tác của mình, hoàn thành cuộc đua của mình, và đánh trận càng sớm càng tốt, hầu cho người có thể giành được mão triều thiên của sự công bình mà mình đã ao ước từ lâu sớm hơn. Điều người ao ước không phải là được gặp Đức Chúa Jêsus bằng những kinh nghiệm và kiến thức thực sự của mình, mà là để hoàn thành công tác của mình càng sớm càng tốt, để người sẽ nhận được những phần thưởng mà công tác của người đã mang lại cho người khi người gặp Đức Chúa Jêsus. Người đã dùng công tác của mình để tự an ủi bản thân, và để đưa ra một thỏa thuận nhằm đổi lấy một mão triều thiên trong tương lai. Thứ người tìm kiếm không phải là lẽ thật hay là Đức Chúa Trời, mà chỉ là mão triều thiên. Làm sao một sự theo đuổi như thế có thể đạt tiêu chuẩn? Động lực của người, công tác của người, cái giá mà người đã trả, và mọi nỗ lực của người - những ảo tưởng tuyệt vời của người đã lan tỏa tất cả chúng, và người đã làm việc hoàn toàn theo những ham muốn của riêng mình. Trong toàn bộ công tác của người, không có một chút sự sẵn sàng nào trong cái giá mà người đã trả; người đã chỉ đơn thuần là đang tham gia vào một thỏa thuận. Những nỗ lực của người đã không được thực hiện một cách tự nguyện để thực hiện bổn phận của người, mà đã được thực hiện một cách tự nguyện để đạt được mục tiêu của thỏa thuận. Có bất kỳ giá trị cho những nỗ lực như thế không? Ai sẽ khen ngợi những nỗ lực bất khiết của người? Ai có chút hứng thú nào với những nỗ lực như thế? Công tác của người đầy những giấc mơ cho tương lai, đầy những kế hoạch tuyệt vời, và không chứa đựng con đường mà qua đó thay đổi tâm tính của con người. Rất nhiều sự nhân từ của người là giả vờ; công tác của người đã không cung cấp sự sống, mà là một phép lịch sự giả tạo; đó là việc thực hiện một thỏa thuận. Làm sao công tác như thế có thể dẫn con người đến con đường khôi phục bổn phận ban đầu của họ được?
Tất cả những gì Phi-e-rơ đã tìm kiếm là làm vừa lòng Đức Chúa Trời. Người đã cố gắng thực hiện mong muốn của Chúa, và bất kể đau khổ và nghịch cảnh, người vẫn sẵn sàng thực hiện mong muốn của Chúa. Không có sự theo đuổi nào lớn hơn ở một người tin vào Đức Chúa Trời. Những gì Phao-lô tìm kiếm đã bị vấy bẩn bởi chính xác thịt của người, bởi những quan niệm riêng của người, và bởi những kế hoạch và mưu định riêng của người. Người hoàn toàn không phải là một loài thọ tạo đủ tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời, không phải là người cố gắng thực hiện mong muốn của Chúa. Phi-e-rơ đã cố gắng quy phục những sự bố trí của Đức Chúa Trời, và mặc dù công tác người đã làm không vĩ đại, nhưng động lực đằng sau sự theo đuổi của người và con đường người đã đi là đúng đắn; mặc dù Phi-e-rơ đã không thể thu phục được nhiều người, nhưng người đã có thể theo đuổi con đường của lẽ thật. Nhờ điều này, có thể nói rằng người là loài thọ tạo đủ tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời. Ngày nay, ngay cả khi ngươi không phải là một người làm công tác, ngươi vẫn có thể thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời, và cố gắng quy phục mọi sự bố trí của Chúa. Ngươi phải có thể vâng theo bất kỳ điều gì Chúa phán, và trải nghiệm mọi kiểu hoạn nạn và tinh luyện, và mặc dù ngươi yếu đuối, nhưng trong lòng ngươi vẫn phải có thể yêu mến Chúa. Những ai chịu trách nhiệm cho cuộc sống của chính họ sẵn sàng thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời, và quan điểm về việc theo đuổi của những người như thế là đúng đắn. Đây là những người mà Đức Chúa Trời cần. Nếu ngươi đã làm nhiều việc, và những người khác đã có được những lời dạy dỗ của ngươi, nhưng bản thân ngươi lại không thay đổi, và không mang bất kỳ chứng ngôn nào, hoặc có bất kỳ trải nghiệm thực sự nào, đến nỗi vào cuối đời ngươi, vẫn không có điều gì ngươi làm là mang chứng ngôn, thì ngươi có phải là người đã thay đổi không? Ngươi có phải là người theo đuổi lẽ thật không? Vào lúc đó, Đức Thánh Linh đã sử dụng ngươi, nhưng khi Ngài sử dụng ngươi, Ngài đã sử dụng phần có thể được sử dụng để làm việc của ngươi, và Ngài đã không sử dụng phần không thể được sử dụng của ngươi. Nếu ngươi cố gắng thay đổi, thì ngươi sẽ dần dần được làm cho hoàn thiện trong quá trình được sử dụng. Tuy nhiên, Đức Thánh Linh không chịu trách nhiệm cho việc liệu cuối cùng ngươi có được thu phục hay không, mà điều này phụ thuộc vào cách thức theo đuổi của ngươi. Nếu không có những thay đổi trong tâm tính cá nhân của ngươi, thì đó là do quan điểm của ngươi đối với việc theo đuổi là sai lầm. Nếu ngươi không được nhận phần thưởng, thì đó là vấn đề riêng của ngươi, vì bản thân ngươi đã không đưa lẽ thật vào thực hành, và không thể thực hiện mong muốn của Đức Chúa Trời. Và vì vậy, không có gì quan trọng hơn những kinh nghiệm cá nhân của ngươi, và không có gì then chốt hơn sự bước vào cá nhân của ngươi! Một số người cuối cùng sẽ nói rằng: “Tôi đã làm rất nhiều việc cho Ngài, và mặc dù có thể đã không có những thành tích lẫy lừng nào, nhưng tôi đã rất siêng năng trong các nỗ lực của mình. Chẳng lẽ Ngài không thể cho tôi vào thiên đàng để ăn trái của sự sống sao?” Ngươi phải biết Ta mong muốn loại người nào; những kẻ bất khiết không được phép bước vào vương quốc, những kẻ bất khiết không được phép bôi nhọ vùng đất thánh. Mặc dù ngươi có thể đã làm rất nhiều việc, và đã làm việc trong nhiều năm, nhưng cuối cùng nếu ngươi vẫn còn ô uế một cách đáng trách - thì sẽ là quá đáng đối với luật pháp của Thiên đàng nếu ngươi muốn bước vào trong vương quốc của Ta! Từ khi sáng thế cho đến nay, Ta chưa bao giờ đưa ra cách tiếp cận dễ dàng đối với vương quốc của Ta cho những kẻ nịnh hót Ta. Đây là một quy tắc của thiên đàng, và không ai có thể phá vỡ nó! Ngươi phải tìm kiếm sự sống. Ngày nay, những người sẽ được làm cho hoàn thiện giống như Phi-e-rơ: Họ là những người tìm kiếm sự thay đổi trong tâm tính riêng của mình, sẵn sàng làm chứng cho Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận của mình là một loài thọ tạo của Chúa. Chỉ những người như vậy mới được làm cho hoàn thiện. Nếu ngươi chỉ trông chờ vào phần thưởng, mà không cố gắng thay đổi tâm tính sống của riêng mình, thì mọi nỗ lực của ngươi sẽ là vô ích - và đây là một sự thật không thể thay đổi!
Vì ngươi là một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời, ngươi phải tuân thủ bổn phận của mình, giữ vị trí của mình, và không được phép vượt quá bổn phận của mình. Điều này không phải để kìm hãm ngươi, hoặc ép buộc ngươi thông qua giáo lý, mà là con đường mà qua đó ngươi thể được thu nhận - và phải được thu nhận - bởi tất cả những người làm sự công chính. Nếu ngươi so sánh bản chất của Phi-e-rơ và Phao-lô, thì ngươi sẽ biết mình nên tìm kiếm như thế nào. Trong số hai con đường mà Phi-e-rơ và Phao-lô đã đi, một là con đường để được làm cho hoàn thiện, và một là con đường của sự loại bỏ; Phi-e-rơ và Phao-lô đại diện cho hai con đường khác nhau. Mặc dù mỗi người đều đã nhận được công tác của Đức Thánh Linh, mỗi người đều đã có được sự khai sáng và soi sáng của Đức Thánh Linh, và mỗi người đều đã chấp nhận những điều được Đức Chúa Jêsus giao phó cho mình, nhưng kết quả được tạo ra ở mỗi người không giống nhau: Một người đã thực sự kết quả, còn người kia thì không. Từ bản chất của họ, công tác họ đã làm, những điều được họ bày tỏ ra bên ngoài, và kết cục cuối cùng của họ, ngươi nên hiểu con đường nào mình nên đi, con đường nào mình nên chọn để đi. Họ đã đi hai con đường hoàn toàn khác nhau. Phao-lô và Phi-e-rơ, họ là tinh hoa của mỗi con đường, và vì vậy ngay từ đầu họ đã được đưa ra để làm điển hình cho hai con đường này. Những điểm then chốt trong kinh nghiệm Phao-lô là gì, và tại sao người đã không thành công? Những điểm then chốt trong kinh nghiệm của Phi-e-rơ là gì, và người đã trải nghiệm việc được làm cho hoàn thiện như thế nào? Nếu ngươi so sánh điều từng người quan tâm, thì ngươi sẽ biết chính xác loại người mà Đức Chúa Trời yêu cầu là gì, ý muốn của Chúa là gì, tâm tính của Chúa là gì, loại người nào cuối cùng sẽ được làm cho hoàn thiện, còn loại người nào sẽ không được làm cho hoàn thiện, tâm tính của những người sẽ được làm cho hoàn thiện là gì, và tâm tính của những người sẽ không được làm cho hoàn thiện là gì - những vấn đề về bản chất này có thể được nhìn thấy thông qua những trải nghiệm của Phi-e-rơ và Phao-lô. Đức Chúa Trời đã dựng nên muôn vật, và do đó Ngài khiến cho mọi tạo vật chịu sự thống trị của Ngài, và quy phục sự thống trị của Ngài; Ngài sẽ chỉ huy muôn vật, hầu cho muôn vật đều nằm trong tay của Ngài. Mọi tạo vật của Đức Chúa Trời, bao gồm động vật, thực vật, con người, núi, sông và hồ - thảy đều phải chịu sự thống trị của Ngài. Mọi thứ trên trời và dưới đất đều phải chịu sự thống trị của Ngài. Chúng không thể có bất kỳ sự lựa chọn nào, và tất cả phải quy phục sự bố trí của Ngài. Điều này đã được Đức Chúa Trời ra lệnh, và là thẩm quyền của Chúa. Đức Chúa Trời chỉ huy cho mọi thứ, ra lệnh và xếp hạng mọi thứ, với từng thứ được phân theo loại, và được phân công vị trí riêng của chúng, theo ý muốn của Chúa. Cho dù nó tuyệt vời đến thế nào, không điều gì có thể vượt qua Đức Chúa Trời, và mọi thứ phục vụ cho nhân loại đều được dựng nên bởi Đức Chúa Trời, và không điều nào dám bất tuân với Chúa hoặc đưa ra bất kỳ đòi hỏi nào cho Chúa. Và vì vậy, con người là một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời, cũng phải thực hiện bổn phận của con người. Bất kể họ là chúa tể hay người chăm nom mọi thứ, bất kể địa vị của con người cao đến mức nào giữa muôn vật, họ vẫn chỉ là con người nhỏ bé dưới sự thống trị của Đức Chúa Trời, và không hơn gì một con người tầm thường, một loài thọ tạo của Chúa, và họ sẽ không bao giờ vượt cao hơn Chúa được. Là một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời, con người nên tìm cách thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo của Chúa, và tìm cách yêu mến Chúa mà không đưa ra lựa chọn nào khác, vì Đức Chúa Trời xứng đáng với tình yêu thương của con người. Những ai cố gắng yêu mến Chúa không nên tìm kiếm bất kỳ lợi ích cá nhân nào hoặc những điều mà mà cá nhân họ ao ước; đây là phương thức theo đuổi chính xác nhất. Nếu những gì ngươi tìm kiếm là lẽ thật, những gì ngươi đưa vào thực hành là lẽ thật, và những gì ngươi đạt được là một sự thay đổi trong tâm tính của mình, thì con đường mà ngươi bước đi là đúng đắn. Nếu những gì ngươi tìm kiếm là những phước lành của xác thịt, những gì ngươi đưa vào thực hành là lẽ thật theo quan niệm của riêng ngươi, và nếu không có sự thay đổi nào trong tâm tính của ngươi, ngươi không hề vâng lời Đức Chúa Trời trong xác thịt, và ngươi vẫn sống trong sự mơ hồ, thì những gì ngươi tìm kiếm chắc chắn sẽ đưa ngươi xuống địa ngục, vì con đường mà ngươi đi là con đường của thất bại. Việc ngươi sẽ được làm cho hoàn thiện hay bị loại bỏ tùy thuộc vào sự theo đuổi riêng của ngươi, điều đó cũng có nghĩa là thành công hay thất bại phụ thuộc vào con đường mà con người đi.
Giới thiệu:
Tin Chúa thế nào mới hợp với tâm ý của Chúa? Đọc lời của Chúa, dẫn bạn hiểu tâm ý và yêu cầu của Chúa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét